Trong bốn Tin Mừng, danh từ Hy Lạp, giống cái: Samaritis, -idos, hê, (người Sa-ma-ri)
chỉ xuất hiện 2 lần trong Tin Mừng Gio-an ở Ga 4,9 để nói về người phụ nữ
Sa-ma-ri.
Trong hành trình từ Giu-đê về Ga-li-lê, Đức Giê-su và các môn đệ đi qua
vùng đất Sa-ma-ri. Khi đến
một thành Sa-ma-ri, gọi là Xy-kha, gần thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se, vất vả vì đi đường, Đức
Giê-su đã ngồi xuống bờ giếng Gia-cóp (Ga 4,5-6). Lúc ấy chỉ có một mình Đức Giê-su vì các môn đệ đã đi vào thành mua thức ăn (4,8). Người
thuật chuyện kể ở 4,7.9:
7a. Có một người
phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước.
7b. Đức Giê-su
nói với chị ấy: “Cho tôi uống với.” (câu 8…).
9a. Người phụ nữ
Sa-ma-ri nói với Người:
9b. “Làm sao Ông
là người Do Thái lại xin tôi nước uống,
mà tôi
là một phụ nữ Sa-ma-ri?”
9c. Vì người Do Thái không giao thiệp với người Sa-ma-ri.
Trong hai câu trên, danh từ “Sa-ma-ri” xuất hiện 4 lần:
1 lần, giống cái (gc. Samareia) ở c. 7a, chỉ
miền Sa-ma-ri.
7a: “một người phụ nữ
Sa-ma-ri” (gunê ek tês Samareias)
1 lần, giống đực (gđ., Samaritês) ở c. 9c, chỉ
người.
9c: “người Sa-ma-ri” (Samaritais)
ở số nhiều.
2 lần giống cái (gc. Samaritis) ở cc. 9a và 9b.
9a: “người phụ nữ Sa-ma-ri” (hê gunê hê
Samaritis)
9b: “một phụ nữ Sa-ma-ri” (gunaikos
Samaritidos)
Như thế bản văn dùng 2 từ để nói về nguồn gốc của người phụ nữ: (1) c. 7a: Người
phụ nữ thuộc vùng đất Sa-ma-ri: “gunê ek tês Samareias”. (2) cc. 9a và 9c,
dùng danh từ giống cái chỉ người: Samaritis (người phụ nữ Sa-ma-ri).
Xem bài viết:
Xem bài viết:
Ngày 13 tháng 10 năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire