Trong bốn Tin Mừng, “Giếng Gia-cóp” (dịch sát: Giếng của
Gia-cóp, tiếng Hy Lạp: pêgê tou Iakôb, Anh: Jacob’s well, Pháp: le puits de
Jacob) chỉ xuất hiện 1 lần ở Ga 4,6. Người thuật chuyện kể hành trình của Đức
Giê-su từ Giu-đê đi Ga-li-lê, băng qua Samari ở Ga 4,5-6: “5 Vậy Người đến một
thành Sa-ma-ri, gọi là Xy-kha, gần thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se, con của
ông ấy. 6 Ở đó có giếng Gia-cóp. Đức Giê-su vất vả vì đi đường nên ngồi xuống
bờ giếng. Lúc đó khoảng giờ thứ sáu.”
“Giếng Gia-cóp vẫn
còn đó cho đến ngày nay, nơi đã được khách hành hương trước đây nói tới. Giếng
này chắc chắn là xác thực cho dù không được nói đến trong Cựu Ước”
(SCHNACKENBURG, The Gospel, vol. I, p. 424). Đây là hình chụp giếng Giacóp vào năm 1894:
Hình từ http://hitch.south.cx
Giám mục John H.
Vincent giải thích tấm hình này trong “Earthly Footsteps of the Man of
Galilee”, khi viếng thăm giếng năm 1894 như sau: “Giếng Giacóp hiện nay thuộc
về một nhà thờ Hy Lạp (…). Giếng này sâu 75 feet (22,8 mét), bề rộng là 7 feet
6 inches (2,30 mét). Đường kính mặt bằng giếng là 17,5 feet (5,3 mét). Một tầng
hầm mái vòm bao phủ trên giếng, có chiều dài 20 feet (6 mét), chiều rộng 10
feet (3 mét) và chiều cao 6 feet (1,8 mét). Những tảng đá cẩm thạch bị vỡ ở
phía trước tấm hình thuộc về một số nhà thờ cổ xưa”
(http://hitch.south.cx/biblesidenotes-e20%20Jacobs%20Well.htm).
Hội Thánh Chính
Thống Hy Lạp đã mua khu đất đổ nát của nhà thờ trên, là nơi ghi nhớ biến cố Đức
Giê-su gặp gỡ người phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacóp (Ga 4). Hội Thánh Chính
Thống Hy Lạp đã khởi công xây dựng một nhà thờ mới từ trước Thế Chiến thứ nhất
(the First World War), nhưng khi mới chỉ xây được một phần của những bức tường
phía ngoài thì đã phải ngưng lại vì chiến tranh. Đây là tấm hình chụp năm 1999.
Công việc xây dựng nhà thờ đang được xúc tiến:
Hình chụp tháng 11/1999, từ
http://welcometohosanna.com
Sau hơn 80 năm dang
dở, nhà thờ đã được hoàn tất năm 2007. Đây là nhà thờ ngày nay, thuộc Hội Thánh Chính Thống Giáo Hy Lạp:
Hình từ http://welcometohosanna.com
Hình của ssiatravani
Bên trong nhà thờ thánh
Hình chụp năm 2009 của Ferrell Jenkins
Đây là giếng Giacóp ở dưới hầm mộ (crypt)
của nhà thờ:
Hình chụp từ post card
Hình của ssiatravani
Đây là miệng giếng Giacóp:
Hình của ssiatravani
Giếng thì không thể
di chuyển đi nơi khác, vì thế chúng ta có thể xác định đây là nơi mà Đức Giê-su
đã vất vả vì đi đường nên ngồi xuống bờ giếng, và Người đã gặp gỡ và mặc khải
cho người phụ nữ Sa-ma-ri biết Người là ai. Đúng như người phụ nữ đã nói với
Đức Giê-su: “Thưa Ông, Ông không có gầu và giếng lại sâu…” (4,11). Đúng vậy,
giếng sâu hơn 21 mét, và ngày nay, giếng Gia-cóp vẫn có nước mát và trong có
thể uống được (WALKER, In the Steps of Jesus, 2006, p. 87-88).
Vào thời Đức Giê-su giếng có thể sâu hơn. Các truyền thống Do Thái giáo, Sa-ma-ri,
Ki-tô giáo và Hồi giáo đều liên kết giếng này với tổ phụ Gia-cóp.
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
Xem bài viết:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire