In the four Gospels, Jacob’s well (in Greek: pêgê tou Iakôb; Vietnamese: Giếng Gia-cóp; French: le puits de Jacob) appears 1 time in Jn 4:6. The narrator describes Jesus’ journey in Jn 4:3-6: “3 He [Jesus] left Judea and departed again to Galilee. 4 He had to pass through Samaria. So he came to a city of Samaria, called Sychar, near the field that Jacob gave to his son Joseph. Jacob’s well was there, and so Jesus, wearied as he was with his journey, sat down beside the well. It was about the sixth hour.”
vendredi 26 octobre 2012
pêgê tou Iakôb (Jacob's well)
In the four Gospels, Jacob’s well (in Greek: pêgê tou Iakôb; Vietnamese: Giếng Gia-cóp; French: le puits de Jacob) appears 1 time in Jn 4:6. The narrator describes Jesus’ journey in Jn 4:3-6: “3 He [Jesus] left Judea and departed again to Galilee. 4 He had to pass through Samaria. So he came to a city of Samaria, called Sychar, near the field that Jacob gave to his son Joseph. Jacob’s well was there, and so Jesus, wearied as he was with his journey, sat down beside the well. It was about the sixth hour.”
Mount Gerizim and Mount Ebal
The name of the two mountains: Gerizim and Ebal does not appear in the four Gospels. But Mount Gerizim was told (1 time) in Jn 4:20. The Samaritan woman said to Jesus at the Jacob’s well: “Our fathers worshiped on this mountain; and you say that in Jerusalem is the place where men ought to worship” (4:20).
Sukha (Sychar)
In the four Gospels, Sychar (in Greek: Sukha; Vietnamese: Xy-kha; French: Sychar) appears 1 time in Jn 4:5. The town of Sychar is described in the Gospel of John like this: “He [Jesus] came to a city of Samaria, called Sychar, near the field that Jacob gave to his son Joseph. Jacob’s well was there” (4:5-6a). Jerome identifies Sychar with Shechem. In fact, in Syriac manuscripts the word “Shechem” is used for “Sychar”, but this identification was probably corrected by a later copyist. Majority of manuscripts wrote “Sychar”. Where exactly are Sychar town?
Samareia (region of Samaria) in the Gospel of John
Samaria region (in Greek: Samareia; Vietnamese: Sa-ma-ri; French:
Samarie) appears 3 times in the Gospel of John (Jn 4:4,5,7). The narrator cites
three regions: Judea, Samaria and Galilee in Jn 4:3-4: “3 He [Jesus] left Judea
and departed again to Galilee. 4 He had to pass through Samaria.”
egeirô (trỗi dậy, xuất hiện...), trong Tin Mừng Gio-an
Động từ Hy Lạp: egeirô xuất hiện 13 lần trong Tin Mừng Gio-an ở các nơi: 2,19.20.22; 5,8.21; 7,52; 11,29; 12,1.9.17; 13,4; 14,31; 21,14 và có 4 nghĩa:
(1) “Dựng lại”, (tiếng Anh: raise up, construct; Pháp: relever,
construire), 2 lần: 2,19.20.
(2) “Xuất hiện”, (tiếng Anh: appear,
arise; Pháp: apparaître, se lever), 1 lần: 7,52.
(3) “Trỗi dậy” theo nghĩa “đứng lên”, “đứng dậy”, (tiếng Anh: raise up;
Pháp: se relever), xuất hiện 4 lần: 5,8; 11,29; 13,4; 14,31.
(4) “Trỗi dậy” theo nghĩa “sống lại”, (tiếng Anh: raise
up; Pháp: se lever), xuất hiện 6 lần: 2,22; 5,21; 12,1.9.17; 21,14.
mercredi 17 octobre 2012
Paraklêtos (Đấng Pa-rác-lê), trong Tin Mừng Gio-an
Trong bốn Tin Mừng, chỉ có Tin Mừng Gio-an nói đến Đấng Pa-rác-lê (tiếng Hy
Lạp: Paraklêtos, -ou, ho, Anh: the Paralete, Pháp: le Paraclet).
dimanche 14 octobre 2012
anastasis (sự sống lại), trong Tin Mừng Gio-an
Danh từ Hy Lạp “anastasis, -eôs, hê” xuất hiện 4 lần trong Tin Mừng
Gio-an: 5,29a.29b; 11,24.25 và có nghĩa: sự sống lại hay phục sinh (tiếng Anh:
resurrection; Pháp: la résurrection), sự sống
lại từ cái chết ngay tại đời này và khi “đến giờ”.
samedi 13 octobre 2012
Samaritis (người Sa-ma-ri)
Trong bốn Tin Mừng, danh từ Hy Lạp, giống cái: Samaritis, -idos, hê, (người Sa-ma-ri)
chỉ xuất hiện 2 lần trong Tin Mừng Gio-an ở Ga 4,9 để nói về người phụ nữ
Sa-ma-ri.
Trong hành trình từ Giu-đê về Ga-li-lê, Đức Giê-su và các môn đệ đi qua
vùng đất Sa-ma-ri. Khi đến
một thành Sa-ma-ri, gọi là Xy-kha, gần thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se, vất vả vì đi đường, Đức
Giê-su đã ngồi xuống bờ giếng Gia-cóp (Ga 4,5-6). Lúc ấy chỉ có một mình Đức Giê-su vì các môn đệ đã đi vào thành mua thức ăn (4,8). Người
thuật chuyện kể ở 4,7.9:
7a. Có một người
phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước.
7b. Đức Giê-su
nói với chị ấy: “Cho tôi uống với.” (câu 8…).
9a. Người phụ nữ
Sa-ma-ri nói với Người:
9b. “Làm sao Ông
là người Do Thái lại xin tôi nước uống,
mà tôi
là một phụ nữ Sa-ma-ri?”
9c. Vì người Do Thái không giao thiệp với người Sa-ma-ri.
Trong hai câu trên, danh từ “Sa-ma-ri” xuất hiện 4 lần:
1 lần, giống cái (gc. Samareia) ở c. 7a, chỉ
miền Sa-ma-ri.
7a: “một người phụ nữ
Sa-ma-ri” (gunê ek tês Samareias)
1 lần, giống đực (gđ., Samaritês) ở c. 9c, chỉ
người.
9c: “người Sa-ma-ri” (Samaritais)
ở số nhiều.
2 lần giống cái (gc. Samaritis) ở cc. 9a và 9b.
9a: “người phụ nữ Sa-ma-ri” (hê gunê hê
Samaritis)
9b: “một phụ nữ Sa-ma-ri” (gunaikos
Samaritidos)
Như thế bản văn dùng 2 từ để nói về nguồn gốc của người phụ nữ: (1) c. 7a: Người
phụ nữ thuộc vùng đất Sa-ma-ri: “gunê ek tês Samareias”. (2) cc. 9a và 9c,
dùng danh từ giống cái chỉ người: Samaritis (người phụ nữ Sa-ma-ri).
Xem bài viết:
Xem bài viết:
Ngày 13 tháng 10 năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
vendredi 12 octobre 2012
Samaritês (người Sa-ma-ri)
Bản đồ Pa-lét-tin thời Đức Giê-su
Bản đồ từ History Online
Trong bốn Tin Mừng, danh từ “người Sa-ma-ri” (tiếng Hy Lạp: Samaritês, -ou, ho (danh từ giống đực), Anh: Samaritan, Pháp: Samaritain), xuất hiện 8
lần. Trong đó, 1 lần trong Tin Mừng Mát-thêu (Mt 10:5), 3 lần trong Tin Mừng
Lu-ca (Lc 9,52; 10,33; 17,16) và 4 lần trong Tin Mừng Gio-an (Ga 4,9.39.40;
8,48). Danh từ này không xuất hiện trong Tin Mừng Mác-cô. Phần sau trình bày
hai mục: (1) Người Sa-ma-ri trong bốn Tin Mừng; và (2) Tương quan giữa “người
Sa-ma-ri” và “người Do Thái.”
1. Người Sa-ma-ri trong bốn Tin Mừng
Trong bối cảnh Đức
Giê-su sai mười hai Tông Đồ đi rao giảng (Mt 10,1-16), người thuật chuyển kể: “Đức
Giê-su sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng: ‘Anh em đừng đi về phía các dân
ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Sa-ma-ri’” (Mt 10,5).
Tin Mừng Lu-ca mở đầu trình thuật Đức Giê-su lên
Giê-ru-sa-lem như sau: “51 Khi đã tới ngày Đức Giê-su được
rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. 52
Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để
chuẩn bị cho Người đến. 53 Nhưng dân làng không đón tiếp
Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem” (Lc 9,51-53). Sang ch. 10, danh
từ “người Sa-ma-ri” xuất hiện trong dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu (Lc
10,29-37). Người thuật chuyện cho biết: “Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường,
tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương” (Lc 10,33). “Người ấy”
trong câu này là người đi “từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi
vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người
ấy nửa sống nửa chết” (Lc 10,30). Trong trình thuật Đức Giê-su chữa mười người
mắc bệnh phong (Lc 17,11-19), chỉ có một người quay lại tôn vinh Thiên Chúa.
Người thuật chuyện kể: “Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta
lại là người Sa-ma-ri” (Lc 17,16).
Trong Tin Mừng Gio-an, danh từ “người Sa-ma-ri” xuất hiện 3 lần
trong ch. 4 (Ga 4,9.39.40) và 1
lần trong ch. 8 (8,48). Khi Đức Giê-su
xin người phụ nữ Sa-ma-ri nước uống: “Cho tôi uống với” (4,7), chị ấy trả lời ở 4,9a: “Làm sao Ông
là người Do
Thái lại xin tôi nước uống, mà tôi là một phụ nữ Sa-ma-ri?” Xem mục từ “người Sa-ma-ri” (Samaritis: danh từ giống cái) để nói về người phụ nữ Sa-ma-ri. Mục từ này bàn về “người Sa-ma-ri”: Samaritês (danh từ giống đực). Ở Ga 4,9a, người thuật chuyện giải thích phản ứng của người phụ nữ: “Vì người Do Thái không giao thiệp với người Sa-ma-ri” (4,9b), phần sau sẽ giải thích tại sao lại như thế.
Ở Ga 4,39-34, danh từ “người Sa-ma-ri” ở số nhiều, dùng để chỉ dân thành Xy-kha, họ đến gặp Đức Giê-su, xin Người ở lại với họ và họ đã tin vào Người. Người thuật chuyện kể: “39 Trong thành đó, nhiều người Sa-ma-ri đã tin vào Người, nhờ lời người phụ nữ làm chứng rằng: ‘Ông ấy nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm.’ 40 Vậy khi những người Sa-ma-ri đến với Người, Họ xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. 41 và nhiều người hơn nữa đã tin, nhờ lời của Người” (4,39-41). Đoạn văn này xuất hiện 2 lần “người Sa-ma-ri” và đề cao lòng tin, cũng như sự hiếu khách của họ. Về lòng tin, “nhiều người Sa-ma-ri đã tin vào Người” ở 4,30 và sau đó “nhiều người hơn nữa đã tin,” nhờ lời của Đức Giê-su (4,41). Về lòng hiếu khách, “những người Sa-ma-ri đến với Người” và “họ xin Người ở lại với họ” (4,41).
Ở Ga 4,39-34, danh từ “người Sa-ma-ri” ở số nhiều, dùng để chỉ dân thành Xy-kha, họ đến gặp Đức Giê-su, xin Người ở lại với họ và họ đã tin vào Người. Người thuật chuyện kể: “39 Trong thành đó, nhiều người Sa-ma-ri đã tin vào Người, nhờ lời người phụ nữ làm chứng rằng: ‘Ông ấy nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm.’ 40 Vậy khi những người Sa-ma-ri đến với Người, Họ xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. 41 và nhiều người hơn nữa đã tin, nhờ lời của Người” (4,39-41). Đoạn văn này xuất hiện 2 lần “người Sa-ma-ri” và đề cao lòng tin, cũng như sự hiếu khách của họ. Về lòng tin, “nhiều người Sa-ma-ri đã tin vào Người” ở 4,30 và sau đó “nhiều người hơn nữa đã tin,” nhờ lời của Đức Giê-su (4,41). Về lòng hiếu khách, “những người Sa-ma-ri đến với Người” và “họ xin Người ở lại với họ” (4,41).
Ở Ga 8,48, những người Do Thái kết tội Đức Giê-su: “Chẳng
đúng sao, khi chúng tôi nói rằng: Ông là người Sa-ma-ri và là người bị quỷ ám?”
(8,48). Trong bối cảnh tranh luận gay gắt ở đoạn văn Ga 8,31-59, đây là lời kết
tội nặng nề, vì người Do Thái thù nghịch và xem “người Sa-ma-ri” là người
ngoại. Họ kết tội Đức Giê-su là “người bị quỷ ám” nối kết với lời Đức Giê-su
kết tội những người Do Thái ở 8,44a: “Các ông thuộc về quỷ là cha các ông, và
các ông muốn làm những ước muốn của cha các ông.”
2. Tương quan giữa “người Sa-ma-ri” và “người Do Thái”
Vào thời Đức Giê-su, người Do Thái sống ở Giu-đê và Ga-li-lê thường tránh
đi vào vùng đất Sa-ma-ri, bởi vì tương quan giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri
không mấy tốt đẹp. Các sách Tin Mừng cũng cho thấy bầu khí nghi kỵ, chống đối,
và đôi lúc xảy ra xung đột. Chẳng hạn, Tin Mừng Lu-ca thuật lại câu chuyện Đức
Giê-su và các môn đệ từ Ga-li-lê đi lên Giê-ru-sa-lem qua ngã Sa-ma-ri, nhưng
dân làng Sa-ma-ri đã không tiếp đón (Lc 9,51-53). Ngược lại, người Do Thái xem
người Sa-ma-ri là dân không còn dòng máu Do Thái chính thống nữa, nguồn gốc của
người Sa-ma-ri là do pha trộn giữa dân Ít-ra-en và dân ngoại. Trong Tin Mừng
Lu-ca Đức Giê-su gọi người Sa-ma-ri là người ngoại. Sau khi mười người được
chữa khỏi bệnh phong, chỉ có một người Sa-ma-ri quay lại tôn vinh Thiên Chúa và
tạ ơn Đức Giê-su (Lc 17,11-16) thì Đức Giê-su nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín
người kia đâu? 18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên
Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17,17-18).
Trình trạng chia rẽ giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri xảy ra sau khi
thành Sa-ma-ri, thủ đô vương quốc Ít-ra-en ở miền Bắc bị sụp đổ năm 722 BCE. Một số dân cư
thành Sa-ma-ri và các vùng lân cận bị Sargon II, vua đế quốc Át-sua (Assyria), đưa đi lưu đày. Những
người dân Ít-ra-en còn lại phải sống chung với các dân ngoại từ các nơi khác,
do Sargon II mang đến. Bởi
vì lúc ấy vùng đất Sa-ma-ri đã trở thành thuộc địa của Át-sua. Dần dần người Ít-ra-en ở lại Sa-ma-ri
pha trộn với dân ngoại, chịu ảnh hưởng tập tục và tôn giáo của họ, nên không
thuần chủng là dân Ít-ra-en nữa.
Sách Các Vua quyển thứ hai thuật lại tình trạng vương quốc Ít-ra-en và lý
do vương quốc này sụp đổ ở 2V 17,22-25a: “22 Con cái Ít-ra-en đã bắt chước vua mà phạm mọi tội vua đã phạm, họ
không dứt bỏ các tội đó, 23 đến nỗi ĐỨC CHÚA đẩy Ít-ra-en đi cho khuất nhan
Người, như Người đã dùng mọi ngôn sứ, tôi trung của Người, mà phán. Ít-ra-en đã
bị đày biệt xứ sang Át-sua cho đến ngày nay. 24 Vua Át-sua đã đưa người từ
Ba-by-lon, Cu-tha, A-va, Kha-mát và Xơ-phác-va-gim đến định cư ở các thành xứ
Sa-ma-ri, thế vào chỗ con cái Ít-ra-en. Họ chiếm Sa-ma-ri và ở trong các thành
của xứ này. 25 Ban đầu, khi mới định cư ở đó, họ không kính sợ ĐỨC CHÚA”
(NPD/CGKPV).
Sự kỳ thị và xung đột giữa người Do Thái và Sa-ma-ri trở nên mạnh mẽ hơn
khi thời lưu đày chấm dứt (538 BCE). Sau thời lưu đày, Những người Do Thái hồi
hương về Giê-ru-sa-lem tổ chức xây lại tường thành và Đền Thờ Giê-ru-sa-lem (520-515 BCE). Người Sa-ma-ri muốn
góp phần xây lại Giê-ru-sa-lem nhưng không được người Do Thái chấp nhận. Để đáp
trả, người Sa-ma-ri đã tìm cơ hội để tố cáo người Do Thái trước các vua Ba Tư.
Người Sa-ma-ri đã xây đền thờ trên núi Gơ-ri-dim (Gerizim) để thờ phượng Đức
Chúa. Điều này đào sâu thêm sự chia rẽ giữa người Sa-ma-ri và người Do Thái.
Ét-ra thuật lại xung đột giữa dân địa phương và người Do Thái hồi hương về
việc xây dựng lại Đền Thờ ở Er 4,1-5: “1 Khi nghe tin là các người lưu đày trở về đang xây một Đền Thờ kính ĐỨC
CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, 2 thì những kẻ thù của Giu-đa và Ben-gia-min đến
gặp ông Dơ-rúp-ba-ven, và những người đứng đầu các gia tộc, mà nói: ‘Chúng tôi
muốn được cùng xây với các ông, bởi cũng như các ông, chúng tôi tìm kiếm Thiên
Chúa của các ông, và dâng lễ tế kính Người, từ ngày Ê-xa-khát-đôn, vua Át-sua,
đem chúng tôi lên đây.’ 3 Ông Dơ-rúp-ba-ven, ông Giê-su-a và những người khác,
là những người đứng đầu các gia tộc Ít-ra-en, bảo họ: ‘Việc xây Nhà cho Thiên Chúa
chúng tôi không phải là việc chung của các ông và chúng tôi, vì chỉ có chúng
tôi sẽ xây cho ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, theo lệnh vua Ky-rô, vua
Ba-tư, đã ban cho chúng tôi.’ 4 Khi đó, dân trong xứ bắt đầu làm cho dân Giu-đa
bủn rủn tay chân và sợ hãi, để họ không xây cất nữa. 5 Chúng mua chuộc các cố
vấn, để làm hỏng ý định của dân Giu-đa trong suốt thời vua Ky-rô, vua Ba-tư,
mãi cho đến triều vua Đa-ri-ô, vua Ba-tư” (NPD/CGKPV). Trong câu chuyện xung
đột trên, các cụm từ “kẻ thù của Giu-đa và Ben-gia-min” (Er 4,1) và “dân trong
xứ” (Er 4,4) là những người sống trên đất Pa-lét-tin khi dân Giu-đa bị đưa đi
lưu đày, trong số đó có người Sa-ma-ri.
Vào thời Đức Giê-su, khi người Do Thái muốn đi từ Giu-đê về Ga-li-lê hay từ
Ga-li-lê lên Giê-ru-sa-lem họ thường không đi ngang qua vùng Sa-ma-ri mà đi
vòng dọc theo thung lũng sông Gio-đan, rồi từ Giê-ri-cô đi lên Giê-ru-sa-lem.
“Phải cộng thêm khoảng 25 dặm (40 km) vào hành trình, nhưng đáng làm, nếu muốn
tránh đi ngang qua Sa-ma-ri” (WALKER, In
the Steps of Jesus, 2006, p. 82). Josephus cũng cho biết con đường
ngắn nhất để đi từ Giu-đê đến Ga-li-lê là đi ngang qua Sa-ma-ri. Josephus viết:
“Đó là điều thực sự cần thiết cho những ai muốn đi nhanh [tới Giê-ru-sa-lem]
thì đi ngang qua vùng đất đó [Sa-ma-ri], bởi vì đi theo đường này, bạn có thể
mất ba ngày đi đường từ Ga-li-lê tới Giê-ru-sa-lem” (Josephus Life,
52:269). Trong thực tế, người Do Thái thường tránh đi qua miền Sa-ma-ri.
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
Xem bài viết:
Sa-ma-ri (thành phố)
Bản đồ Sa-ma-ri cổ
Bản đồ từ History Online
Thành Sa-ma-ri đã
từng hiện hữu một thành phố hùng mạnh và là thủ đô của Vương quốc Ít-ra-en ở
miền Bắc (vương quốc Giu-đa ở miền Nam). Thủ đô Sa-ma-ri do vua Om-ri (khoảng
885-874 BCE) thiết lập và kéo dài cho đến khi thành Sa-ma-ri bị Sargon II chiếm
vào năm 721 BCE và vương quốc Ít-ra-en phía Bắc bị sụp đổ. Đến thời đế quốc Hy
Lạp, thành Sa-ma-ri bị Alexander đại đế đánh chiếm năm 331 BCE. Đến khoảng năm
108 BCE, thành Sa-ma-ri lại bị John Hyrcan tàn phá (cf. Josephus Ant.
13:275-281). Dưới thời đế quốc Rô Ma, Pompey xây dựng lại thành Sa-ma-ri khoảng
năm 63 BCE. Đến năm 27 BCE, hoàng đế Augustus Caesar cho vua Hê-rô-đê Cả (Herod
the Great) thành này, vua Hê-rô-đê Cả đã mở rộng và xây dựng lại thành Sa-ma-ri
rồi đặt lại tên thành là “Sebaste”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Augustus”, để tôn
vinh hoàng đế. Vì thế, vị trí thành “Sebaste” trong bản đồ trên đây là thành
“Sa-ma-ri”. Thành Sa-ma-ri – Sebaste để lại nhiều di tích khảo cổ quan trọng.
Những khai quật cho thấy vị trí thành này và đã tìm thấy dấu vết của sáu nền văn
hoá, trải qua sáu thời đại khác nhau: Canaanite, Israelite, Hellenistic,
Herodian, Roman và Byzantine.
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
Xem bài viết:
Samareia (miền Sa-ma-ri)
Trong bốn Tin
Mừng, miền Sa-ma-ri (tiếng Hy Lạp: Samareia, -as, hê, Anh: Samaria, Pháp: Samarie) chỉ
xuất hiện 4 lần ở Lc 17,11; Ga 4,4.5.7.
Bản đồ vùng đất Pa-lét-tin
thời Đức Giê-su:
Bản đồ từ History Online
Vào thời Đức
Giê-su, vùng đất Pa-lét-tin được chia thành ba miền: Miền Giu-đa ở phía Nam,
miền Sa-ma-ri ở giữa và miền Ga-li-lê ở phía Bắc (xem bản đồ). Vào thời Đức
Giê-su rao giảng công khai, miền Giu-đê và Sa-ma-ri là một tỉnh của đế quốc Rô
Ma. Miền Ga-li-lê và Peraea thuộc quyền vua Hê-rô-đê Antipas. Vùng Gaulanitis
thuộc quyền vua Hê-rô-đê Phi-líp II. Lãnh thổ Decapolis (Thập Tỉnh), tiếng Hy
Lạp có nghĩa là mười (deca) thành (polis).
Người thuật chuyện kể ở Lc 17,11: “Trên đường lên
Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê”.
Lúc Người vào một làng kia, có mười người mắc bệnh phong đón gặp Người và xin
Người rủ lòng thương xót (Lc 17,12-13). “14 Đức Giê-su bảo họ: ‘Hãy đi trình
diện với các tư tế.’ Đang khi đi thì họ được sạch.15 Một
người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh
Thiên Chúa y.16 Anh ta sấp mình dưới
chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại
là người Sa-ma-ri” (Lc 17,14-16). “Miền Sa-ma-ri” xuất hiện ở Lc 17,11: “Đức
Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê”. Còn “người
Sa-ma-ri” ở Lc 11,16, xem mục từ: “người Sa-ma-ri”.
Trong Tin Mừng
Gio-an, danh từ “Sa-ma-ri” ở Ga 4,4.5.7 (3 lần), dùng để chỉ vùng đất Sa-ma-ri
với hai kiểu nói: Đức Giê-su “phải băng qua Sa-ma-ri” (4,4) và “đến một thành
Sa-ma-ri, gọi là Xy-kha” (4,5). Danh từ Sa-ma-ri ở Ga 4,7 dùng để xác định
nguồn gốc của người phụ nữ. Người thuật chuyện kể : “Có một người phụ nữ
Sa-ma-ri đến lấy nước (ở giếng Gia-cóp)” (4,7). Cụm từ “một người phụ nữ
Sa-ma-ri” (gunê ek tês Samarias) dịch sát: “một người phụ nữ thuộc miền
Sa-ma-ri.”
Ngày 12 tháng 10 năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
Xem bài viết:
Sukha (Xy-Kha)
Trong bốn Tin Mừng,
địa danh Xy-kha (tiếng Hy Lạp: Sukha, Anh - Pháp: Sychar), chỉ xuất hiện 1 lần ở Ga 4,5. Thành
Xy-kha được người thuật chuyện mô tả như sau: “Vậy Người [Đức Giê-su] đến một
thành Sa-ma-ri, gọi là Xy-kha, gần thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se, con của
ông ấy. Ở đó có giếng Gia-cóp” (Ga 4,5-6a). Thánh Giê-rô-ni-mô đồng hoá thành Xy-kha
với thành Si-khem (Shechem). Người ta cũng tìm thấy trong thủ bản Syriac thay
vì viết Xy-kha (Sychar) thì viết là Si-khem, nhưng rất có thể người sao chép
bản văn (copyist) đã sửa Xy-kha thành Si-khem. Đa số tuyệt đối các thủ bản viết
Xy-kha. Câu hỏi đặt ra là thành Xy-kha ở đâu?
Bản đồ từ History
Online
Hình từ http://bibleatlas.org/sychar.htm
Mô tả ở Ga 4,5-6
gợi lại trình thuật trong sách Sáng thế ở 33,18-20: “18
Khi ở Pát-đan A-ram về, ông Gia-cóp đến thành Si-khem, trong đất Ca-na-an, bình
an vô sự, và ông cắm trại đối diện với thành. 19 Ông tậu
của con cái ông Kha-mo, cha của Si-khem, một thửa đất, nơi ông đã căng lều, với
giá một trăm đồng bạc. 20 Tại đây, ông dựng một bàn thờ mà
ông gọi là “Ên, Thiên Chúa của Ít-ra-en” (St 33,18-20, NPD/CGKPV) Đoạn văn nói
về Si-khem chứ không nói đến thành Xy-kha.
Trong toàn bộ Kinh Thánh, địa danh “Xy-kha” chỉ được nói đến 1 lần ở Ga 4,5. Vì
thế, một số nhà chuyên môn đã muốn đồng hoá thành Xy-kha với thành cổ Si-khem.
Tuy nhiên, xu hướng đa số các nhà khảo cổ ngày nay đồng hoá thành Xy-kha với
Askar, một làng nhỏ hiện nay (xem bản đồ).
Tiêu chuẩn để biết
vị trí của thành Xy-kha là (1) gần thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se (4,b) và
(2) không xa giếng Gia-cóp (4,6a). Một số nhà chuyên môn đồng hoá Xy-kha với
thành cổ Si-khem bởi vì kết quả khảo cổ cho thấy thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se
ở bên cạnh những di tích của thành Si-khem cổ, thành này gần với khu vực ngày
nay gọi là Balata (xem SCHEIN, Following the Way, 1980, p. 205).
Tuy nhiên, nhiều
nhà chuyên môn khác cho rằng: Thành Xy-kha nói đến trong Ga 4,5 là làng Askar
(xem bản đồ trên đây). Rudolf Schnackenburg viết: “Địa danh mà tác giả Tin Mừng
gọi là Xy-kha (hay
Sichar) được đa số đồng hoá với làng Askar ngày nay, đó là một ngôi làng nhỏ
cách giếng Gia-cóp hơn nửa dặm (hơn 800 mét) theo hướng Đông – Bắc” (SCHNACKENBURG, The
Gospel, vol. I, p. 423). Ga 4,5 mô tả gọi Xy-kha bằng từ Hy
Lạp “polis” có nghĩa là “thành” hay ít ra cũng là một “thị trấn”. Những
khảo cổ ở khu vực Balata ngày nay cho thấy vết tích của thành Si-khem cổ, nhưng
không biết rõ khi nào ngôi làng mới được thành lập. Bởi vì thành Si-khem cổ đã
bị John Hyrcan tàn phá năm 128 BCE. Thành phố mới Flavia Neapolis (cách thành Si-khem
cổ khoảng 2,5 km) chưa xuất hiện vào thời Đức Giê-su (30-33 CE). Bởi vì Flavia
Neapolis được hoàng đế Vespasian xây dựng vào năm 72 CE. Ngày nay thành phố này
có tên gọi Nablus. Làng Askar nằm gần chân núi Ê-van (Ebal), phía Đông – Bắc giếng Gia-cóp.
Mảnh đất gần làng Askar thường được cho là thửa đất mà Gia-cóp đã cho Giu-se
(4,5b). Cho dù làng Askar chỉ xuất hiện thời người Ả rập đến ở vùng đất Pa-lét-tin,
có thể cho rằng làng Askar được xây dựng trên thành cổ Xy-kha.
Tóm lại, dựa trên
kết quả khảo cổ ngày nay, địa danh thành Xy-kha có thể định vị tại làng Askar
ngày nay. Đó là một thị trấn của người Sa-ma-ri, ở dưới chân núi Ê-van gần giếng
Gia-cóp. Có thể đã có một cộng đoàn Ki-tô hữu ở Xy-kha vào lúc Tin Mừng Gio-an
được biên soạn cuối thế kỷ I CE.
Ngày 12 tháng 10
năm 2012
Email: josleminhthong@gmail.com
Xem bài viết:
Inscription à :
Articles (Atom)